Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Điêu khắc

Anni & Josef Albers, nghệ thuật và cuộc đời

Hình ảnh
Ảnh của tác giả Annelise Fleischmann và Josef Albers, một cặp đôi nghệ sĩ tài hoa của thế kỉ 20, được xem là những người tiên phong trong lĩnh vực của riêng họ. Thật vậy mỗi người đều phát triển công việc của riêng mình một cách độc lập, và tất nhiên họ không cùng nhau tạo ra bất cứ tác phẩm nào. Tuy nhiên, họ từng kết hôn. Chính sự thân thiết trong mối quan hệ gắn bó ấy, đã cho phép họ hỗ trợ lẫn nhau, củng cố lẫn nhau và hỗ trợ tinh thần cho nhau suốt cuộc đời. Những cuộc trò chuyện về nghệ thuật và cuộc sống là nguyên liệu cho những tác phẩm để đời của cả hai. Họ gặp nhau tại Bauhaus (trường mỹ thuật và kiến ​​trúc ở Đức) vào năm 1922 và kết hôn ba năm sau đó. Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của mình, họ chia sẻ niềm tin rằng nghệ thuật phải là trung tâm của sự tồn tại của con người, bởi vì theo họ, nghệ thuật có khả năng biến đổi sâu sắc thế giới của chúng ta: "Chúng ta học được lòng can đảm từ tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta phải đi đến nơi chưa ai từng đến” (Anni A...

Vài điều cần biết khi đến Basel, Thuỵ sĩ

Hình ảnh
Basel Ảnh của Claudio Schwarz trên unsplash.com Toà thị chính Tòa thị chính không chỉ là trụ sở của chính quyền bang Basel-Stadt, mà còn là một trong những tòa nhà đẹp nhất trong khu phố cổ của Basel. Với những bức tranh và tác phẩm điêu khắc tuyệt vời, cũng như kiến ​​trúc hấp dẫn trải qua nhiều thế kỷ khác nhau, nó là một địa điểm quan trọng đối với người dân Basel và cũng là một điểm đến nổi tiếng đối với du khách từ Thụy Sĩ và nước ngoài. Bạn có thể ghé thăm nhiều căn phòng hoành tráng khi tham quan với hướng dẫn viên và trải nghiệm cận cảnh lịch sử của Tòa thị chính. Lịch sử xây dựng của Tòa thị chính lâu đời này gồm nhiều phần: các phần cũ và mới được kết nối với nhau, kéo dài, thay thế và mở rộng qua nhiều thế kỷ. Ngày nay, Tòa thị chính bao gồm ba phần chính: các bức tranh, chữ khắc và tượng ở mặt tiền của nó tiết lộ nhiều chi tiết thú vị về Basel và lịch sử của nó. Các tác phẩm điêu khắc: Từ người La Mã đến các vị thánh Trong sân của Tòa thị chính là một tác phẩm điêu khắc ...

Cubism - Chủ nghĩa lập thể

Hình ảnh
Trong vòng vài năm, chủ nghĩa Lập thể đã lật ngược hầu hết các quy ước đã thống trị nghệ thuật phương Tây kể từ thời Phục hưng. Được tạo ra bởi một số ít các họa sĩ Paris, Chủ nghĩa Lập thể là nguồn gốc cho nghệ thuật hiện đại trong năm mươi năm tiếp theo. Ảnh của Magda Ehlers trên Pexels.com Nguồn gốc và ảnh hưởng Vào đầu thế kỷ 20, các họa sĩ châu Âu không còn bận tâm đến việc tái tạo các bức phù điêu trong thế giới thực. Họ mở ra những truyền thống nghệ thuật mới, chẳng hạn như nghệ thuật châu Phi, vốn thách thức các quan niệm của phương Tây về cái đẹp và hiện thực. Chủ nghĩa lập thể, thông qua việc chơi đùa với bố cục trong không gian, làm đảo lộn hoàn toàn những quy ước cũ trong vẽ tranh. Chủ nghĩa lập thể ra đời dưới bàn tay của Pablo Picasso và Georges Braque , những cách tân trong hình dạng vật thể đôi khi khiến các bức tranh trở nên kín đáo đến khó hiểu. Những người theo chủ nghĩa Lập thể sau này, chẳng hạn như Albert Gleizes và Roger de la Fresnaye, đã tạo ra những bức t...

Nghệ thuật Gothic

Hình ảnh
Kính màu ghép là thành quả của việc sắp đặt các mảnh thuỷ tinh màu, tạo thành một tác phẩm trang trí bán trong suốt dành cho bức tường "mở" (ví dụ: cửa sổ). Nó tương tự như tranh ghép mảnh (mosaic), nhưng có hai sự khác biệt: (a) mảnh ghép trong tranh ghép thường có hình vuông, trong khi mảnh ghép của kính màu ghép là các mảnh có hình thù khác nhau, không đồng nhất tương tự như mảnh ghép trong trò chơi xếp hình. Đường viền giữa các mảnh ghép phụ thuộc vào nội dung của bức tranh. (b) Kính màu ghép thì trong suốt, tranh ghép mảnh thì không cho phép ánh sáng đi xuyên. Khi quan sát bức tường có tranh ghép mảnh, ta chỉ thấy sự phản chiếu ảnh sáng khi có ánh sáng rọi lên tường. Trong khi đó, bức tường có kính ghép màu cho phép ánh sáng đi xuyên qua nó. Những bức tranh vẽ bằng ánh sáng mặt trời Theo các ghi chép, chúng ta biết rằng kính đa màu dùng để trang trí những cửa sổ của vương cung thánh đường thuộc Thiên Chúa giáo ở Ravenne. Ví dụ, vào thế kỉ VI, nhà thơ người latin Prudence...